Chi tiết tin - Xã Tân Lập - Hướng Hóa
HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT Ở BẢN BÙ
Post date: 17/10/2023
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm trở lại đây, trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Hướng Hoá xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, cho thu nhập khá, góp phần quan trọng vào việc giảm nghèo ở địa phương. Mô hình vườn ao chuồng của gia đình anh Hồ Kẻ ở bản Bù là một ví dụ điển hình như thế.
Thời gian trước đây, kinh tế gia đình anh Hồ Văn Kẻ phụ thuộc chủ yếu vào vườn hồ tiêu và cà phê chè. Tuy nhiên diện tích trồng trọt không được nhiều, cà phê chè liên tục rớt giá, hồ tiêu lại bị bệnh chết nhanh trên diện tích rộng. Sau thời gian loay hoay tính toán, anh Hồ Kẻ đã cất công đi học hỏi các mô hình sản xuất ở các vùng khác trong huyện cũng như huyện bạn. Chủ động nghiên cứu kiến thức khoa học kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi thông qua tập huấn của Hội Nông dân xã, internet và các hộ gia đình bạn bè, người quen. Bằng vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm học hỏi được, anh Kẻ quyết định chuyển đổi 1 nghìn mét vuông diện tích hồ tiêu đã bị bệnh sang trồng thanh long ruột đỏ. Mô hình thí điểm này được anh chuẩn bị rất kỹ càng, từ khâu làm đất, xửa lý sâu bệnh trong đất, bón phân đến chọn giống và gieo giống. Giống thanh long được anh Kẻ chọn mua từ huyện Vĩnh Linh đưa lên trồng thử. Nguồn nước tưới được sử dụng từ giếng nước khoan của gia đình. Đặc biệt là vườn thanh long này không sử dụng phân hoá học mà chỉ sử dụng phân bò, không sử dụng thuốc trừ sâu. Kết quả bước đầu cho thấy thanh long ruột đỏ rất phù hợp với chất đất cũng như thời tiết khí hậu ở đây, phát triển thuận lợi, không bị sâu bệnh. Qua hai năm đầu, mỗi năm 100 gốc thanh long ruột đỏ cho thu hoạch 4 đợt với tổng sản lượng trên 1 tạ. Thanh long sẽ được thương lại thu mua ngay tại vườn với giá ổn định bình quân từ 13 -15 nghìn đồng/kg nên rất đảm bảo đầu ra sản phẩm. Với phương châm chuyển đổi cây trồng phù hợp nhưng không phá bỏ hoàn toàn mà phải biết tận dụng, cải tạo diện tích cây trồng cũ đang có tiềm năng, anh Kẻ đã tập trung chăm bón 1 ha cà phê chè phát triển tốt, năng suất tăng qua từng năm, bình quân mỗi vụ đạt 8 tấn. Từ kết quả này, anh Hồ Văn Kẻ đầu tư chăn nuôi lợn và đào ao thả cá, nhằm kết hợp xây dựng mô hình “Vườn- ao- chuồng”, phát triển bổ trợ cho nhau. Qua nhiều đợt đầu tư cải tạo dần ao hồ, đến nay, anh Kẻ đã có 02 ao cá với tổng diện tích 0,15 hecta thả các loại cá chủ yếu như rô phi, trắm cỏ, trê, mè, mỗi năm xuất bán gần 4 tạ thu về gần 30 triệu đồng. Xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn có quy mô, hiện tại gia đình anh đã có 02 lợn nái và 08 lợn thịt, đang chuẩn bị xây thêm 11 chuồng để mở rộng chăn nuôi. Nhờ chịu khó tìm tòi nghiên cứu, đi các vùng để học tập kinh nghiệm, mô hình vườn ao chuồng của anh Hồ Kẻ phát triển rất thuận lợi, mỗi năm thu về gần 200 triệu đồng. Lấy hiệu quả bước đầu để dần đầu tư phát triển quy mô, anh Hồ Kẻ xác định cần đa dạng hoá cây trồng vật nuôi để khai thác hết tiềm năng lợi thế của đất đai, khí hậu vùng miền. Vì thế hiện tại, anh Hồ Kẻ đã hoàn thành mặt bằng, cải tạo hơn 1 nghìn mét vuông đất, chuẩn bị hệ thống nước tưới tự động để chuẩn bị trồng thí điểm cà rốt và các loại hoa màu, như ném, cải, xà lách, ngò… Mô hình trang trại vườn ao chuồng của gia đình anh Hồ Kẻ tuy mới bước đầu xây dựng nhưng đã cho kết quả khả quan, giúp gia đình anh có điều kiện xây dựng ngôi nhà sàn rộng rãi, khang trang, nuôi các con đi học đầy đủ. Đồng thời dành được khoản kinh phí để học bằng lái xe múc.
Anh Hồ Kẻ cho biết: “Đất đai, thời tiết thuận lợi rồi thì chỉ cần tích cực, chăm chỉ làm ăn thì sẽ đạt kết quả. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đi đến các vùng trồng rau màu và một số cây trồng khác để học tập kinh nghiệm, về ứng dụng làm thí điểm tại trang trại mình. Cây trồng vật nuôi nào phù hợp nhất thì sẽ phát triển mở rộng thêm. Tôi cũng dự định tiết kiệm tiền để đầu tư mua xe múc làm dịch vụ thêm trong vùng, tăng thêm thu nhập.”
Anh Nguyễn Trung Hiếu, chủ tịch Hội ND xã Tân Lập cho biết: “Anh Hồ Văn Kẻ là một hội viên nông dân trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc bản đặc biệt khó khăn, từ hộ nghèo anh đã mạnh dạn vay vốn tại NHCSXH, đồng thời tích cực học tập, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, khó chổ nào thì anh nghiên cứu, học hỏi ngay, từ đó anh đã thoát nghèo và trở thành hộ có thu nhập khá. Mô hình vườn, ao, chuồng của anh là một mô hình kinh tế tổng hợp tiêu biểu của người dân tộc thiểu số để hội viên khác học tập và nhân rộng”.
- Hội nông dân xã Tân Lập tổ chức điểm tuyên truyền bảo vệ môi trường (17/10/2023)
- Kỹ năng an toàn trước mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất (25/09/2023)
- Nâng cao năng lực truyền thông và trợ giúp pháp lý vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi (25/09/2023)
- Hướng dẫn đăng nhập Cổng Dịch vụ công tỉnh qua hệ thống xác thực định danh điện tử của Bộ Công an với Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến (20/04/2023)
- Luật tiếp công dân số 42/2013/AH13 năm 2013 của Quốc Hội (20/04/2023)
- Người bí thư chi đoàn - Tâm huyết với công tác Đoàn (04/05/2022)
- "Gia đình" Là điểm tựa hạnh phúc (04/05/2022)
- Huấn luyện lực lượng dân quân năm thứ nhất cụm 1 (04/05/2022)
- pageHolder.getStart() - 0
- pageHolder.getNumberObjects() - 6
- numberArticle - 6
- numberRelation - 0
UBND xã Tân Lập
ĐC: Xã Tân Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị
ĐT: 053 3777 145 - Email: xatanlapt@quangtri.gov.vn
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ