GIỚI THIỆU VỀ XÃ TÂN LẬP - Xã Tân Lập - Hướng Hóa

  • pageHolder.getStart() - 0
  • pageHolder.getNumberObjects() - 1
  • numberArticle - 1
  • numberRelation - 0

Giới thiệu về xã Tân Lập

Tân Lập là một xã kinh tế mới thuộc huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Xã Tân Lập được thành lập từ tháng 9 năm 1975, với một bộ phận nhân dân từ các xã Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Thuận của huyện Triệu Phong theo chủ trương di dân tái định cư, đưa một bộ phận nhân dân từ đồng bằng lên miền núi xây dựng miền quê mới của Tỉnh Quảng Trị.

1. Điều kiện tự nhiên

Nhân dân xã Tân Lập cư trú dọc hai bên tuyến Quốc lộ 9, từ km38+500 đến km 73 + 500 theo hướng thành phố Đông hà đến thị trấn Lao Bảo – huyện Hướng Hóa. Nằm ở phía tây của huyện Hướng Hóa, cách trung tâm huyện khoảng 6km với tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 1.953.13ha. Phía đông bắc giáp với xã Tân Liên, phía tây bắc giáp với xã Tân Long, phía nam giáp với xã Hướng Lộc.

Cũng như các xã dọc đường 9, đất đai xã Tân Lập chủ yếu là đất đỏ bazan, khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm, thời tiết có bốn mùa, được phân chia tương đối rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu xã Tân Lập thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp như cà phê, hồ tiêu, sắn, chuối, lúa nước và hoa màu. Trong điều kiện của nền kinh tế cùng với ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, các loại cây công nghiệp, nông nghiệp và hoa màu sẽ giữ một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của xã Tân Lập.

So với các xã khác trên địa bàn huyện. Tân Lập có vị trí giao thông thuận lợi, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, đây là điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, buôn bán, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế thương mại – dịch vụ. Tân Lập có suối La La nước chảy quanh năm, hệ thống thủy lợi thôn Tân Tàim Tân Sơn cùng với với hệ thống ao, hồ, khe, suối nhỏ là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy vậy, lưu lượng nước thường cạn kiệt vào mùa khô. Trải qua quá trình khai phá, cải tạo của con người, ngày nay xã Tân Lập đã trở thành vùng sản xuất nông nghiệp với đa dạng cây trồng như: cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây lương thực và cây thực phẩm.

2. Địa giới hành chính

Xã Tân Lập có 7 thôn, bản với các tên gọi gắn liền với lịch sử hình thành như: Thôn Tân Sơn (quê gốc ở xã Triệu Sơn), thôn Tân Tài (quê gốc ở xã Triệu Tài), thôn Tân Thuận (quê gốc ở xã Triệu Thuận), thôn Tân Trung (quê gốc ở xã Triệu Trung), Bản Cồn (bà con Vân kiều cư ngụ từ lâu đời), Bản Bù (Một bộ phận nhân dân được tách ta từ xã Hướng Tân), Bản Làng Vây (Bà con Vân kiều cư ngụ lâu đời, gắn liền với chiến thắng lịch sử cứ điểm Làng Vây năm 1968).

Tháng 9/1975, lúc mời thành lập, xã Tân Lập có 9 tập đoàn sản xuất nông nghiệp và một hợp tác xã mua bán hàng hóa. Thôn Tân Thuận gồm có 3 tập đoàn, thôn Tân Trung có 2 tập đoàn, thôn Tân Tài có 3 tập đoàn và thôn Tân Sơn 1 tập đoàn. Theo quá trình phát triển, năm 1982, Bản Làng Vây được tách ra từ xã Thuận, bản Bù được tách ra từ xã Hướng Tân, Bản Cồn được tách ra từ xã Húc nhập vào xã Tân Lập. Đến năm 1997, một bộ phận nhân dân xã Tà Long huyện Đakrong di dân tự do lập nên bản Vây 2.  

3. Dân cư

Ngày đầu mới thành lập xã Tân Lập có 375 hộ với 2750 nhân khẩu. Trong đó có 204 hộ với 1001 nhân khẩu là người Vân Kiều chiếm 19.69% tổng dân số toàn xã. Đến nay năm 2024, dân số toàn xã có 1220 hộ với 5187 nhân khẩu, trong đó người Vân kiều 260 hộ, 1297 nhân khẩu; Pa cô 2 hộ, 5 nhân khẩu.

]]>